Cách bảo quản thức ăn và thức ăn thừa để ngừa ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu (Phần 1)
Dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn cách bảo quản thức ăn và thức ăn thừa để ngừa ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu. Áp dụng những biện pháp dưới đây để đảm bảo dinh dưỡng an toàn trong thai kỳ.
Cách bảo quản thức ăn
Một số loại thực phẩm cần được giữ trong tủ lạnh để làm chậm sự phát triển của vi trùng và giữ cho thực phẩm tươi ngon và an toàn lâu hơn. Đây là những thực phẩm có hạn sử dụng và được yêu cầu giữ lạnh trên bao bì sản phẩm, chẳng hạn như sữa, thịt và các món ăn sẵn.
Một số mẹo bảo quản thức ăn mẹ bầu nên áp dụng:
+ Làm nguội thức ăn thừa càng nhanh càng tốt (trong vòng 2 giờ), cất vào tủ lạnh và ăn tối đa trong vòng 2 ngày sau đó
+ Tránh để hộp thiếc đã mở vào tủ lạnh vì thực phẩm bên trong có thể có vị kim loại
+ Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc đặt sản phẩm trong hộp bảo quản hay bát có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh
Bảo trì tủ lạnh
Tủ lạnh có vai trò quan trọng trong việc bảo quản thức ăn và thức ăn thừa. Mẹ nên:
+ Giữ nhiệt độ tủ lạnh ở 5 độ C hoặc thấp hơn
+ Nếu tủ lạnh có màn hình hiển thị nhiệt độ kỹ thuật số, mẹ có thể biết chính xác nhiệt độ bên trong tủ lạnh là bao nhiêu thông qua màn hình này
+ Làm sạch và kiểm tra tủ lạnh thường xuyên để đảm bảo tủ vẫn vệ sinh và hoạt động tốt
Hạn sử dụng
Không có thực phẩm nào tồn tại mãi mãi, làm thế nào để thực phẩm được bảo quản tốt? Hầu hết các loại thực phẩm đóng gói sẵn đều có ghi ngày sử dụng hoặc sử dụng tốt nhất trước ngày...
Mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm nếu ăn những thực phẩm quá hạn. Thực phẩm có thể trông và có mùi thơm ngon ngay cả sau ngày “hạn sử dụng” nhưng điều đó không có nghĩa là thực phẩm an toàn để ăn, mà ngược lại, vẫn có thể chứa các yếu tố khiến mẹ bị ốm.
Bên cạnh đó, ăn thực phẩm quá ngày “sử dụng tốt nhất trước...” không nguy hiểm, nhưng thực phẩm có thể không còn đảm bảo chất lượng cao nhất.
Thực phẩm đông lạnh
Mẹ có thể đông lạnh khá nhiều thực phẩm, bao gồm:
+ Sữa chua
+ Pho mát (ngoại trừ pho mát mềm vì quá trình đông lạnh ảnh hưởng đến kết cấu)
+ Sữa
+ Thịt
+ Cá
+ Trứng, kể cả trứng luộc
+ Chuối: Lột vỏ và bọc chúng hoặc cho vào hộp kín trước khi đông lạnh
+ Bánh nướng
+ Bánh mỳ
Bất cứ thực phẩm nào có hàm lượng nước cao như các loại quả mọng.
Cho thực phẩm vào hộp kín hoặc bọc kín trong túi trữ thực phẩm hoặc các loại tương tự trước khi cho vào tủ đông để hạn chế hơi lạnh sẽ làm khô thực phẩm.
Bảo quản trứng
Tốt nhất nên bảo quản trứng trong tủ lạnh vì chúng được giữ ở nhiệt độ ổn định. Trứng cũng có thể được đông lạnh. Có 2 cách để đông lạnh trứng:
+ Đập trứng, tách lòng đỏ và lòng trắng vào hộp nhựa hoặc túi thực phẩm riêng trước khi đông lạnh. Điều này giúp mẹ có được sự tiện lợi khi nấu nướng.
+ Đập trứng vào bát và đánh tan trước khi đông lạnh. Đây là cách tuyệt vời để thực hiện món trứng tráng và trứng chiên.
Mẹ có thể bảo quản an toàn một quả trứng luộc trong tủ lạnh trong vài ngày. Trứng luộc cũng có thể được đông lạnh.
Lưu trữ thịt và gia cầm
Bảo quản thịt an toàn trong tủ lạnh có thể ngăn vi khuẩn lây lan và ngừa ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu. Mẹ nên:
+ Bảo quản thịt và gia cầm sống trong các hộp sạch, đậy kín ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh
+ Làm theo bất kỳ hướng dẫn bảo quản nào trên nhãn thực phẩm và không ăn thịt sau khi hết hạn
+ Giữ thịt nấu chín tách biệt với thịt sống và thức ăn sẵn nói chung
(Còn tiếp)
Theo NHS.