Các vấn đề về chân và bàn chân ở trẻ em
Khi đến tuổi bắt đầu tập đi, trẻ em sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các vấn đề về chân và bàn chân. Cha mẹ cần nắm rõ các vấn đề này để phòng tránh và chữa trị cho trẻ hiệu quả.
Các vấn đề về chân và bàn chân ở trẻ em
Khi trẻ mới bắt đầu tập đi, bình thường, trẻ phải đứng bằng hai bàn chân và duỗi thẳng tay để giúp cơ thể giữ thăng bằng. Nếu tập đi không đúng cách, trẻ sẽ có nguy cơ phải đối diện với các vấn đề về chân và bàn chân như chân vòng kiềng, khuỵu gối hoặc đi bằng các ngón chân quay vào trong hoặc quay ra ngoài (móng chân mọc ngược).
Hầu hết các vấn đề nhỏ ở chân trẻ em đều có thể tự khắc phục, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ nếu cha mẹ lo lắng về bất kỳ tình trạng nào sau đây mà trẻ gặp phải:
Chân vòng kiềng
Vấn đề trẻ có thể gặp trước 18 tháng tuổi. Đây là vấn đề phổ biến với đặc điểm trẻ có một khoảng cách nhỏ giữa đầu gối và mắt cá chân khi chúng đứng. Chân vòng kiềng có thể là dấu hiệu của bệnh còi xương (một biến dạng xương), mặc dù trường hợp này rất hiếm. Do vậy, nếu trẻ không thể cải thiện tình trạng dù đã áp dụng nhiều biện pháp, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để thăm khám.
Khuỵu đầu gối
Khi trẻ đứng chụm đầu gối vào nhau thì xuất hiện một khoảng trống giữa hai mắt cá chân. Khớp gối thường tự điều chỉnh vào năm trẻ 7 tuổi.
In-toeing
Hay còn gọi là ngón chân chim bồ câu. Biểu hiện bàn chân của trẻ em biến dạng. Tình trạng này thường tự điều chỉnh khi trẻ 8 tuổi và không cần điều trị.
Ngón chân búa
Vấn đề này thường được nhận biết khi có ngón chân phát triển bất bình thường so với các ngón chân khác và nhìn từ ngoài, ngón chân giống hình cái búa. Tương tự như các trường hợp trên, hiện tượng này sẽ tự điều chỉnh theo thời gian.
Bàn chân bẹt
Nếu trẻ xuất hiện bàn chân bẹt, cha mẹ đừng lo lắng. Nếu vòm chân hình thành khi trẻ kiễng chân, thông thường sẽ không cần điều trị. Bàn chân bẹt thường tự điều chỉnh khi 6 tuổi.
Kiễng chân đi bộ
Đây là vấn đề phổ biến đối với trẻ em trong độ tuổi lên 3 và lớn hơn. Khi trẻ đã tập đi thành thạo, trẻ thích kiễng chân để đi như một trò vui tiêu khiển. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, cha mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc đưa trẻ đi khám.
Chọn đôi giày đầu tiên cho trẻ
Dưới 5 tuổi, bàn chân của trẻ phát triển rất nhanh và điều quan trọng là xương phải phát triển thẳng. Xương ở ngón chân của trẻ sơ sinh mềm. Trong giai đoạn đầu đời, xương của trẻ chủ yếu vẫn ở dưới dạng sụn (chiếm 70%). Nếu trẻ phải đi những đôi giày hoặc tất chật so với kích cỡ chân, hệ thống sụn - xương không thể thẳng ra và phát triển bình thường.
Do vậy, điều quan trọng là giày và tất phải đúng kích cỡ chân của trẻ và cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tập đi đúng cách, để giúp hạn chế các vấn đề về chân và bàn chân cho trẻ và nếu có gặp vấn đề gì, việc sửa đổi từ ban đầu sẽ giúp kết quả như mong muốn dễ dàng hơn.
Giày có dây buộc, khóa kéo hoặc khóa dán là những lựa chọn tốt vì chúng giữ cố định gót chân, ngăn bàn chân trượt về phía trước và tạo không gian thích hợp cho các ngón chân trẻ. Nếu gót giày bị tuột ra khi trẻ kiễng chân, điều đó cho thấy giày có kích cỡ quá lớn so với bàn chân trẻ.
Nếu có thể, cha mẹ hãy mua cho trẻ những đôi giày làm từ chất liệu tự nhiên như da, bông hoặc vải bạt, vì những chất liệu này cho phép không khí lưu thông bên trong giày, giúp trẻ thoải mái hoạt động mà không lo bị ẩm ướt do đổ mồ hôi hoặc bí hơi. Giày nhựa khiến chân ra mồ hôi và có thể cọ xát gây nhiễm nấm cho trẻ. Về việc chọn tất cho trẻ, cha mẹ nên chọn các loại tất có chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt như cotton.
Chăm sóc chân và móng chân cho trẻ
Sau khi rửa chân cho trẻ, cha mẹ hãy lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là vị trí giữa các ngón chân (kẽ ngón chân). Khi cắt móng chân cho trẻ, hãy cắt thẳng ngang, nếu không trẻ có thể bị móng chân mọc ngược.
Theo NHS.