Các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ nhỏ mà cha mẹ không nên chủ quan (Phần 1)
Các bệnh truyền nhiễm luôn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ và có thể để lại nhiều hậu quả khó lường. Cha mẹ nắm bắt ngay các bệnh truyền nhiễm ở trẻ và cách xử trí khi trẻ nhiễm bệnh nhé.
Thủy đậu
Thời kỳ lây nhiễm: Thời gian lây nhiễm mạnh nhất là 1 đến 2 ngày trước khi các nốt ban xuất hiện, nhưng vẫn tiếp tục có khả năng lây nhiễm cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy.
Các triệu chứng
Thời gian xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 3 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm nhẹ mà hầu hết trẻ em đều mắc phải tại một số thời điểm. Dấu hiệu nhiễm bệnh bắt đầu với cảm giác trẻ không khỏe, phát ban và sốt.
Các nốt phát ban phát triển, có màu đỏ và trở thành mụn nước chứa đầy dịch trong vòng một hoặc hai ngày sau đó. Cuối cùng các nốt mụn khô lại thành vảy và bong ra. Các nốt ban đầu xuất hiện trên ngực, lưng, đầu hoặc cổ, sau đó lan rộng khắp cơ thể trẻ. Chúng không để lại sẹo trừ khi chúng bị nhiễm trùng hoặc do trẻ gãi ngứa khiến vết mụn vỡ.
Nên làm gì khi trẻ mắc thủy đậu?
Dưới đây là những việc làm, các bác sĩ khuyến nghị cha mẹ nên thực hiện khi trẻ mắc thủy đậu:
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Sử dụng liều paracetamol được bác sĩ kê để giảm sốt hoặc khó chịu cho trẻ
- Ibuprofen không được khuyên dùng cho trẻ em bị thủy đậu vì trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc này có thể gây ra các biến chứng về da
- Tắm, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và sử dụng kem dưỡng da calamine có thể giúp giảm ngứa cho trẻ
- Cố gắng không khuyến khích hoặc đánh lạc hướng trẻ gãi, vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị sẹo. Cắt móng tay ngắn hoặc đeo găng tay cho trẻ là việc làm hữu ích trong trường hợp này.
- Thông báo với trường học hoặc nhà trẻ của trẻ để trẻ được nghỉ ngơi và chữa bệnh tại nhà
- Giữ trẻ tránh xa bất kỳ ai đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai
- Nếu trẻ đã tiếp xúc với một phụ nữ mang thai ngay trước khi trẻ trở nên không khỏe, hãy cho người đó biết và đề nghị người đó đi khám ngay.
Đối với những phụ nữ chưa từng mắc bệnh thủy đậu, mắc bệnh khi mang thai có thể gây sẩy thai, hoặc đứa trẻ sinh ra có thể mắc bệnh thủy đậu. Do vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Bệnh sởi
Thời kỳ truyền nhiễm: Từ khoảng 4 ngày trước khi phát ban xuất hiện cho đến 4 ngày sau khi hết bệnh.
Các triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh xuất hiện từ 7 đến 12 ngày sau khi trẻ bị nhiễm bệnh. Bệnh sởi bắt đầu giống như cảm lạnh nặng và ho kèm theo đau, chảy nước mắt. Dấu hiệu chính của bệnh bao gồm:
- Trẻ sẽ dần dần trở nên không khỏe và bị sốt.
- Phát ban xuất hiện sau ngày thứ ba hoặc thứ tư. Các nốt mụn đỏ và hơi nổi lên. Chúng có thể bị lấm tấm, nhưng không ngứa. Phát ban bắt đầu sau tai và lan ra mặt và cổ, sau đó là phần còn lại của cơ thể.
- Bệnh thường kéo dài khoảng một tuần.
- Bệnh sởi nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh thủy đậu, bệnh sởi Đức hoặc bệnh quai bị. Tốt nhất, trẻ nên được phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin MMR. Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh bao gồm viêm phổi và tử vong.
Nên làm gì khi trẻ mắc bệnh sởi?
Cha mẹ hãy thực hiện:
- Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước. Đồ uống ấm sẽ làm dịu cơn ho của trẻ.
- Cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và khó chịu.
- Nếu mí mắt của trẻ có vảy, hãy nhẹ nhàng rửa chúng bằng nước ấm.
- Nếu trẻ khó thở, co giật, ho nhiều hoặc có vẻ buồn ngủ, hãy đưa trẻ nhập viện khẩn cấp.
(Còn tiếp)
Theo NHS.