Bệnh sởi – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng biến chứng cho trẻ
Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm có thể gây ra khó chịu và biến chứng nặng nề cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Chuyên gia của NHS thông tin tới cha mẹ những vấn đề của bệnh sởi ngay dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh sởi
Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Với tốc độ lây lan rất nhanh, sởi có thể bùng thành dịch trong cộng đồng và gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cao với con đường lây lan dễ dàng qua dịch tiết của người bệnh sang người bình thường. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh sởi nếu họ chưa được chủng ngừa hoặc chưa từng mắc bệnh này, mặc dù bệnh này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
Vi rút sởi được chứa trong hàng triệu giọt nhỏ li ti chảy ra từ mũi và miệng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Một người có thể dễ dàng mắc bệnh sởi bằng cách:
+ Hít thở những dịch tiết này
+ Chạm vào bề mặt dịch tiết đã đọng lại và sau đó đặt tay gần mũi hoặc miệng của bản thân (vi rút có thể tồn tại trên bề mặt trong vài giờ)
Người mắc bệnh sởi có khả năng lây nhiễm từ khi các triệu chứng phát triển cho đến khoảng 4 ngày sau khi phát ban đầu xuất hiện.
Triệu chứng của bệnh sởi
Các triệu chứng ban đầu của bệnh sởi phát triển khoảng 10 ngày sau khi trẻ bị nhiễm bệnh. Chúng có thể bao gồm:
- Các triệu chứng giống như cảm lạnh, chẳng hạn như sổ mũi, hắt hơi và ho
- Đau, mắt đỏ; có thể nhạy cảm với ánh sáng
- Sốt cao, có thể đạt khoảng 40°C
- Xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng xám ở bên trong má
- Một vài ngày sau, nốt ban đỏ nâu sẽ xuất hiện. Nốt ban thường bắt đầu ở đầu hoặc trên cổ trước khi lan rộng ra phần còn lại của cơ thể.
Ngoài ra, khi bệnh trở nặng, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Hụt hơi
- Đau ngực dữ dội và cảm thấy khó thở
- Ho ra máu
- Buồn ngủ
- Lú lẫn
- Phù (co giật)
Điều trị bệnh sởi
Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh sởi, nhưng tình trạng bệnh thường cải thiện trong vòng 7 đến 10 ngày. Bác sĩ sẽ đề phác đồ điều trị để làm giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa khả năng lây lan bệnh cho trẻ. Những quy tắc chính khi điều trị sởi bao gồm:
- Cho trẻ điều trị tại nhà, tránh xa nơi công cộng hoặc trường học ít nhất 4 ngày kể từ khi ban sởi xuất hiện đầu tiên để giảm nguy cơ lây lan bệnh.
- Cha mẹ cũng nên cố gắng tránh cho trẻ tiếp xúc với nhiều người đặc biệt là với trẻ nhỏ khác và phụ nữ mang thai.
Để kiểm soát cơn sốt và giảm đau
- Paracetamol hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm nhiệt độ cao (khi trẻ sốt) và giảm đau nhức nếu trẻ khó chịu.
- Có thể dùng paracetamol dạng lỏng cho trẻ nhỏ. Aspirin không được dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
- Bắt buộc phải xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ.
- Uống nhiều nước để hạn chế nguy cơ trẻ bị mất nước. Giữ đủ nước cũng có thể giúp giảm khó chịu ở cổ họng do ho.
Để điều trị đau mắt
- Cha mẹ có thể nhẹ nhàng làm sạch mọi vết đóng vảy trên mí mắt và lông mi của trẻ bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước.
- Đóng rèm hoặc giảm độ sáng đèn có thể giúp ích nếu ánh sáng chói làm tổn thương mắt của trẻ.
Để điều trị các triệu chứng giống như cảm lạnh
- Chú ý độ ẩm trong phòng trẻ luôn có sự cân bằng. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể để phòng nhiều độ ẩm sẽ tốt hơn phòng quá khô. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chiếc khăn ướt trên bộ tản nhiệt ấm để làm ẩm không khí. Điều này có thể giúp làm dịu cơn ho của trẻ.
- Uống đồ uống ấm, đặc biệt là đồ uống có chanh hoặc mật ong, cũng có thể giúp thư giãn đường thở, làm lỏng chất nhầy và làm dịu cơn ho (không nên cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng uống mật ong).
Cách phòng ngừa bệnh sởi
Bệnh sởi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm phổi và viêm não. Hơn nữa, bệnh có thể đe dọa tính mạng ở trẻ nhỏ. Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đầy đủ. Hiện nay, đã có vắc xin ngừa bệnh. Cha mẹ hãy tiêm phòng cho trẻ theo lịch tiêm chủng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo NHS.