5 điều cha mẹ cần biết về cơn sốt của trẻ và cách xử lý chúng
Các bác sĩ nhi khoa chỉ ra 5 điều cơ bản nhất về cơn sốt của trẻ mà cha mẹ cần biết và cách xử lý chúng. Cha mẹ cùng tìm hiểu ngày nhé.
Sốt không phải là bệnh
Cha mẹ thường tập trung nhiều vào việc hạ thấp nhiệt độ hơn là tìm ra nguyên nhân đằng sau hiện tượng. Quan niệm sai lầm phổ biến nhất của cha mẹ là sốt rất nguy hiểm. Nhưng theo chuyên gia, hầu như không bao giờ xảy ra trường hợp này.
Cơn sốt của trẻ không phải là một tình trạng bệnh
Sốt chỉ đơn giản là phản ứng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn (vi trùng không thể phát triển ở nhiệt độ cao). Đối với trẻ em, nhiễm trùng thường là do virus như cảm lạnh thông thường hoặc bệnh đau dạ dày.
Nhưng một đứa trẻ có thể bị sốt mà không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào khác. Ví dụ, nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ mới biết đi bị sốt cao (103°F trở lên) trong vài ngày và sau đó phát ban toàn thân, trẻ có thể bị ban đỏ. Tuy dễ lây lan trong giai đoạn sốt nhưng đây là loại virus phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể dễ dàng điều trị tại nhà bằng thuốc do bác sĩ chỉ định.
Nhiệt độ sốt đối với trẻ sơ sinh là 100,4°F
Nếu trẻ dưới 3 tháng, kết quả đo nhiệt độ trực tràng là 100,4°F thì cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để khám với bác sĩ. Tại sao không phải là 99°F? Nhiệt độ cơ thể nằm trên một phổ và có phạm vi mà hầu hết những người khỏe mạnh đều tự vượt qua.
Trẻ sơ sinh có nhiệt độ từ 100◦F trở lên được coi là bị sốt
Nhưng đối với trẻ sơ sinh, 100,4°F là ngưỡng báo hiệu có điều gì đó không ổn với trẻ. Hệ thống miễn dịch vẫn còn đang phát triển, như vậy có thể trẻ bị sốt không phải do virus gây ra và bác sĩ cần phải loại trừ khả năng trẻ đã nhiễm khuẩn.
Hãy tin tưởng khả năng tự hết sốt của trẻ
Nếu trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, bị sốt từ 102°F trở lên và có dấu hiệu cảm lạnh hoặc cúm, hãy cho trẻ uống thuốc được bác sĩ kê đơn để hạ sốt và giữ ấm. Tắm nước ấm cũng có thể hạ sốt và giữ cho trẻ thoải mái. Chất lỏng trên da giúp cơ thể cân bằng, giống như đổ mồ hôi khi tập thể dục.
Hầu hết các vi rút sẽ biến mất sau ba hoặc bốn ngày. Nếu cơn sốt của trẻ kéo dài hơn, hãy gọi cho bác sĩ. Và đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu trẻ không đi vệ sinh (có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước nghiêm trọng), không phản ứng với giọng nói của cha mẹ hoặc khó thở...
Co giật do sốt rất đáng sợ nhưng hiếm
Nhiệt độ cơ thể của trẻ thay đổi nhanh chóng có thể gây ra co giật. Đó là lý do tại sao hầu hết các cơn co giật do sốt xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi sốt. Từ 2 đến 5% trẻ em trải qua một lần trước 5 tuổi, nhưng nguy cơ cao nhất trong năm thứ hai của cuộc đời.
Cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu trẻ co giật quá lâu hoặc sau lần đầu tiên
Làm thế nào cha mẹ biết trẻ đơn thuần chỉ bị co giật do sốt hay biểu hiện của một cơn động kinh? Toàn bộ cơ thể của trẻ sẽ rung chuyển (thường là trong vài phút) và trẻ sẽ không thể phản ứng lại với giọng nói hoặc yêu cầu của cha mẹ.
Sau khi ngừng rung lắc, trẻ sẽ mất khoảng nửa giờ để lấy lại trạng thái. Rất may, hầu hết những đứa trẻ bị co giật không bị nhiễm trùng nguy hiểm và phát triển nhanh hơn ở độ tuổi lên 6. Nhưng nếu trẻ co giật lâu hơn và là lần đầu tiên bị, cha mẹ chắc chắn cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.
Nhiệt kế là đồ dùng không thể thiếu
Các bác sĩ cho biết, nhiệt kế cơ bản là tốt nhất. Quan trọng hơn cả, hãy sử dụng nhiệt kế đúng cách tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ: Ở trẻ sơ sinh, nhiệt độ ở trực tràng là tiêu chuẩn vàng.
Đây cũng là phương pháp chính xác nhất dành cho trẻ lớn hơn. Nhưng nếu trẻ không chịu nằm yên, đặt nhiệt kế dưới nách hoặc dùng nhiệt kế hồng ngoại đo trán cũng rất hiệu quả. Hãy thử phương pháp nhiệt kế đo miệng khi trẻ có thể ngậm nhiệt kế dưới lưỡi và ngậm miệng lại.
Theo Parents.