3 loại thảo dược lợi sữa được mẹ sau sinh tin dùng nhất
Sau khi sinh, có rất nhiều vấn đề về sữa mẹ: Có mẹ gần như cạn kiệt sữa rất nhanh, có mẹ lại khổ sở vì sữa quá nhiều và sốt sữa. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, căng thẳng stress, thời gian làm việc không hợp lý, tuyến sữa hoạt động không ổn định, cho con bú không đúng cách… Sử dụng thảo dược lợi sữa trong thực đơn cho mẹ sau sinh sẽ giúp hạn chế tốt hơn những tình trạng như vậy.
Chè vằng
Đây là thảo dược thông dụng nhất thường được các mẹ truyền tai nhau. Chè vằng giúp lợi sữa, giảm cân là điều có lẽ ai cũng biết, đặc biệt là phụ nữ tới thời kỳ sinh con. Cây chè vằng có được trồng nhiều ở khu vực miền Trung, dùng làm thức uống hàng ngày hoặc cho phụ nữ sau sinh. Hầu hết các mẹ sử dụng đều mang lại hiệu quả đặc biệt với nang sữa, nên chè vằng ngày càng được phổ biến rộng rãi. Ngay từ khi có thai, nhiều mẹ đã đặt mua để dành.
Chè vằng được trồng ở các vùng đồi núi, sau đó hái lá tươi, làm khô bằng nắng tự nhiên rồi sắc uống. Cũng có những vùng chuyên canh, thu hoạch và sử dụng phương pháp sấy khô hiện đại vừa giữ nguyên được đặc tính tốt của cây vừa đáp ứng được nhu cầu lớn của người dùng.
Công thức hãm chè bằng khô đúng cách:
Cho 30g chè khô vào nước sôi, khuấy đều cho lá chè vằng ngấm nước và ra chất
Đun sôi lại trong 15 phút nữa để lá tiết ra hết chất
Đun lửa nhỏ cho đến khi nước chè có màu vàng đậm, đặc và thơm
Uống nước chè vằng thay nước lọc hằng ngày, nang sữa sẽ năng tiết sữa đồng thời giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
Tảo xoắn
Những câu chuyện về việc mẹ thiếu sữa sau khi sinh, hay tắc tuyết sữa phải đi xin sữa cho con đang ngày càng phổ biến hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ sợ sinh và tâm lý của mẹ. Ăn gì để có nhiều sữa? Từ mẹo dân gia tới thực phẩm được tốt nhất vẫn chưa cải thiện, bạn có thể tìm đến với dược liệu dị thực, tảo xoắn. Loại thảo dược này đã được khoa học chứng minh lâm sàng.
Các bác sĩ ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ Tp HCM đã xác định nếu dùng liều lượng khoảng 0,2 – 0,8g Spirulina/ngày/người sẽ hỗ trợ tốt cho mẹ thiếu sữa. Liều này tác dụng kích thích lợi sữa và chất lượng của sữa so với tiêu chuẩn sữa bình thường. Đây thực được xem như một hoạt chất lợi sữa. Tảo xoắn mẹ có thể mua ở nhiều dạng: Tảo tươi, tảo viên hoặc bột.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp tảo xoắn với một số dược liệu: Tam thất, đương qui để bào chế dược phẩm dùng cho phụ nữ sau khi sinh, với tác dụng bổ dưỡng, lợi sữa.
Thông thảo
So với chè vằng và tảo xoắn, thông thảo là thảo dược ít được biết đến hơn nhưng giá trị dinh dưỡng và trị liệu được đánh giá cao tương đương. Thông thảo là phần lõi trắng giữa thân cây thông thảo họ ngũ gia bì (tên khoa học la Araliaceae). Thông thảo chứa protein; chất béo; chất xơ; pentosan; uronid.
Theo Đông y, thông thảo vị ngọt nhạt, tính hàn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng tả phế lợi thủy, lợi sữa. Khi kết hợp ý dĩ, thông thảo sẽ hỗ trợ làm tăng số lượng và chất lượng các dưỡng chất trong cơ thể, giúp kích thích tối đa khả năng sản sinh ra sữa của các phế nang.
Món ăn bài thuốc từ thông thảo
Chân giò hầm thông thảo: Nguyên liệu gồm 1 đôi chân lợn đen, 4g thông thảo, 2g nhân sâm. Chân lợn làm sạch chặt nhỏ, hầm với thông thảo, nhân sâm. Món này thích hợp cho sản phụ sau đẻ ít sữa.
Cháo lô căn thông thảo trần bì: Bao gồm 6h thông thảo, 30g sinh lô căn, 2g trần bì, 60g gạo tẻ. Nấu cháo loãng, ăn nóng. Món này tốt cho người bị nôn thổ, nôn khan sau khi bị bệnh đường ruột, thương hàn.
Ngoài các loại thảo dược phổ biến ở châu Á trên, khu vực Địa Trung Hải cũng có cỏ cà ri là loại thực vật nổi tiếng lợi sữa. Phụ nữ sinh sống tại Ethiopia thường dùng cỏ cà ri để có nguồn sữa dồi dào, ngay cả khi họ phải lao động vất vả. Nghiên cứu cho thấy, cỏ cà ri tác động kép đến tuyến vú, kích thích khả năng tiết sữa, đồng thời cân bằng hormone của phụ nữ, giúp tuyến vú phát triển.
Với những mẹ ít sữa có thể thêm các loại thảo dược trên vào thực đơn cho mẹ sau sinh để bé yêu được chăm sóc tốt nhất trong những năm đầu đời.