Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm cho mẹ bầu. Áp dụng ngay 10 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu có thai kỳ an toàn được chuyên gia chia sẻ dưới đây để không còn lo lắng về vấn đề này.

Rửa tay

Rửa tay là biện pháp hữu hiệu phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu

Rửa tay thật sạch, đúng cách bằng xà phòng và nước (ấm hoặc lạnh) rồi lau khô:

  1. Trước khi xử lý thực phẩm
  2. Sau khi xử lý thực phẩm sống – bao gồm thịt, cá, trứng và rau
  3. Sau khi chạm vào thùng rác, đi vệ sinh, hỉ mũi hoặc chạm vào động vật (kể cả vật nuôi)

Rửa mặt bàn, dao và đồ dùng nấu ăn

Rửa sạch bàn nấu ăn, bệ bếp, dao cũng như dụng cụ trước và sau khi chế biến thức ăn, đặc biệt là sau khi những đồ vật trên tiếp xúc trực tiếp với thịt sống (kể cả thịt gia cầm), trứng sống, cá và rau. 

Mẹ không cần sử dụng thuốc xịt kháng khuẩn để làm sạch, chỉ cần nước nóng pha xà phòng là được.

Giặt khăn lau bát đĩa

Thường xuyên giặt khăn lau bát đĩa và để chúng khô trước khi sử dụng lại là một cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu hiệu quả bởi môi trường ẩm ướt của khăn là nơi hoàn hảo để vi trùng lây lan.

Sử dụng thớt riêng

Sử dụng thớt riêng để chế biến thức ăn sống giúp tránh làm ô nhiễm thực phẩm ăn liền với vi khuẩn có hại có thể có trong thực phẩm sống trước khi được nấu chín. 

Để riêng thịt sống

Điều đặc biệt quan trọng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu là phải để thịt sống tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ăn liền chẳng hạn như salad, trái cây và bánh mì.

Điều này là do những thực phẩm này sẽ không được nấu chín trước khi mẹ ăn. Vì vậy, bất kỳ vi khuẩn nào xâm nhập vào thực phẩm từ thịt sống sẽ không bị tiêu diệt.

Cất thịt sống ở kệ dưới cùng

Luôn đậy kín thịt sống và cất ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh, nơi thịt không thể tiếp xúc hoặc nhỏ giọt vào các thực phẩm khác.

Nấu kỹ thức ăn

Đảm bảo các loại thịt, bánh mì kẹp thịt, xúc xích và thịt nướng được nấu chín kỹ, không có thịt màu hồng bên trong, không chảy nước ra bên ngoài. Đông lạnh thịt gà sống làm giảm mức độ vi khuẩn Campylobacter nhưng không loại bỏ chúng hoàn toàn. Cách an toàn nhất để tiêu diệt tất cả các dấu vết của Campylobacter là nấu chín gà thật kỹ. 

Giữ tủ lạnh của gia đình dưới 5◦C

Mẹ bầu nên để nhiệt độ tủ lạnh dưới 5 độ C để ngăn ngừa vi khuẩn

Giữ nhiệt độ tủ lạnh của gia đình dưới 5 độ C và sử dụng nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra. Điều này ngăn chặn vi trùng có hại phát triển và sinh sôi cũng như xâm nhập vào thực phẩm trong tủ lạnh.

Bên cạnh đó, mẹ nên thực hiện các quy tắc:

  1. Tránh chất đầy tủ lạnh vì nếu quá đầy, không khí không thể lưu thông đúng cách, có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ chung của tủ lạnh và tạo điều kiện giúp vi khuẩn phát triển.
  2. Không để cửa tủ lạnh mở khi không cần thiết.

Hâm nóng thức ăn được trữ trong tủ lạnh một cách nhanh chóng khi bỏ ra ngoài

Nếu mẹ đã nấu chín thức ăn mà không muốn ăn ngay, hãy làm lạnh món ăn càng nhanh càng tốt (trong vòng 90 phút) và cất vào tủ lạnh hoặc tủ đông.

Sử dụng thức ăn được lữu trữ trong tủ lạnh tối đa 2 ngày sau khi lưu trữ và không hâm nóng thức ăn nhiều hơn một lần để tránh ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu.

Sử dụng thực phẩm theo hạn sử dụng

Không ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng, ngay cả khi thực phẩm trông bình thường và có mùi thơm. Dựa trên các thử nghiệm khoa học đã được thực hiện, các chuyên gia nhận thấy các loại bọ có hại có thể phát triển nhanh chóng trong thực phẩm đóng gói theo thời hạn sử dụng. Càng gần đến ngày hết hạn, vi khuẩn càng sinh sôi nảy nở.

Chúc mẹ áp dụng thành công 10 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu có thai kỳ an toàn.

Theo NHS.